Hiện nay, số lượng lò nướng âm tủ được đặt mua đã gia tăng đáng kể so với trước đây, một mặt vì có rất nhiều thương hiệu thấy được nhu cầu lớn của thị trường nên nhảy vào sản xuất các sản phẩm với sự cạnh tranh khốc liệt về mặt giá cả cũng như chất lượng. Điều này đem đến cho người tiêu dùng vô số các lựa chọn lò nướng âm tủ tốt với mức giá thành cực kỳ hợp lý.

 

Tuy nhiên, không phải bạn cứ mua thiết bị này về là sử dụng được ngay vì cần thỏa mãn được những điều kiện nhất định trong việc chọn vị trí và cách lắp đặt lò nướng âm tủ. Trong bài viết này, Bếp 365 sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn để làm rõ vấn đề này nhé!

cach lap dat lo nuong am tu 2

Lựa chọn vị trí lắp đặt lò nướng âm tủ

 

Trước khi học cách lắp đặt lò nướng âm tủ, bạn cần xác định được vị trí lắp đặt chính xác thiết bị trong gian bếp nhà mình để có thể chuẩn bị mọi thứ chu đáo hơn trước khi đem lò nướng về nhà. Lò nướng âm tủ được thiết kế đặt sâu vào khoang tủ bếp, sao cho chỉ chừa duy nhất một mặt trước ra ngoài để thuận tiện trong việc đóng mở cửa lò lấy thức ăn ra vào suốt quá trình vận hành lò nướng.

 

Theo khảo sát, tùy theo nhu cầu và sở thích của từng hộ gia đình mà vị trí lắp đặt lò nướng âm tủ sẽ khác nhau. Một số thích chọn vị trí đặt thiết bị ở dưới kệ bếp nên khi sử dụng phải cúi người xuống thấp, một số khác lại chọn các khu vực phía trên cao nên quá trình sẽ dễ dàng hơn đôi chút.

 

Bạn cần cân nhắc thật kỹ về bố cục gian bếp của nhà mình để lựa chọn vị trí đem lại trải nghiệm sử dụng sản phẩm tối ưu nhất, tránh các bất tiện phát sinh sau này phải tiến hành tháo dỡ, lắp đặt lại khá phiền hà và tốn kém chi phí.

 

Cách lắp đặt lò nướng âm tủ theo từng vị trí cụ thể

 

Việc lắp đặt lò nướng âm tủ là tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên, bạn không được tự ý làm chỉ với những kiến thức đã đọc trên mạng trong khi chưa hề có chuyên môn hay kinh nghiệm lắp đặt thực tế nào từ trước đó.

 

Chúng tôi khuyến cáo bạn đọc những thông tin hữu ích này với mục đích hỗ trợ giám sát quá trình lắp đặt thiết bị của các nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác, xem họ làm đúng hay chưa đúng ở đâu để nhắc nhở và phản ánh lại cho các đơn vị chủ quản tương ứng. Hoặc trong một số trường hợp khẩn cấp chưa có sự hỗ trợ ngay lập tức từ nhân viên kỹ thuật, bạn cũng có thể tự xoay sở trước với thiết bị này.

 

Tuy nhiên, Bếp 365 vẫn khuyến khích bạn nên chờ đợi để tận dụng sự trợ giúp tối đa từ những người có chuyên môn.

cach lap dat lo nuong am tu 3

Hướng dẫn cách lắp đặt lò nướng âm tủ dưới kệ bếp

 

Chúng tôi sẽ kết hợp hình vẽ minh họa chi tiết có các thông số kỹ thuật cụ thể về chiều cao – chiều rộng – chiều sâu để bạn có thể dễ dàng nắm được nguyên tắc lắp đặt cơ bản cho thiết bị ở vị trí này. Một số lưu ý mà bạn cần nắm chắc khi tiến hành lắp đặt đó là:

 

Không nên đặt ổ cắm hoặc CB (cầu dao) sau lưng lò nướng vì sẽ chiếm một khoảng diện tích nhất định, không tận dụng được hết không gian trống của khoang kệ bếp như ban đầu. Thông thường, chiều sâu lọt lòng của lò là 555mm, phích cắm 32mm, ổ cắm âm 10mm ~ 600mm. Ngoài ra, theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, ổ cắm điện nên đặt trên cao cách vị trí đáy lò nướng ít nhất 570mm.

 

Nên cắm điện trực tiếp dây điện lò nướng âm tủ vào ổ cắm hoặc lắp CB (cầu dao) trong tủ trống bên cạnh để thực hiện các thao tác tắt mở dễ dàng và thuận tiện hơn.

 

Để bếp hoạt động tốt nhất thì khoảng cách từ đáy bếp đến lò ít nhất là 150mm khi tiến hành lắp đặt lò nướng âm tủ dưới kệ bếp nhà bạn.

 

Hướng dẫn cách lắp đặt lò nướng âm tủ trên cao

 

Theo đó, cách lắp đặt lò nướng âm tủ phía trên cao cũng cần được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định để tận dụng được tối đa và khoa học không gian khoang bếp và đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất cho thiết bị. Một số lưu ý mà nhiều người tiêu dùng cần nhớ có thể kế đến là:

 

Không được để ổ cắm hay CB (cầu dao) ở sau lưng lò nướng, vì cũng sẽ chiếm mất một khoảng không gian làm lò không được đẩy sát vào bên trong khá bất tiện và mất thẩm mỹ. Thông thường, chiều sâu lọt lòng của lò nướng âm tủ là 555mm, phích cắm 32mm, ổ cắm âm 10mm ~ 600mm. Bạn nên ghi nhớ rõ các thông số này.

 

Các hãng sản xuất cũng khuyên bạn nên đặt ổ cắm điện trên cao, cách đáy lò nướng tối thiểu là 570mm. Đây được xem là một khoảng cách an toàn cho quá trình sử dụng và vận hành thiết bị mỗi ngày. Hãy nghiên cứu cắm dây điện trực tiếp vào ổ cắm hoặc lắp thêm CB bên ngoài, ở tủ trống cạnh bên dưới để thực hiện tắt mở nguồn điện dễ dàng và tiện lợi hơn.

 

Ở khu vực lưng tủ, bạn có thể làm kín lại. Đừng quá lo lắng vì khi đó, lò nướng âm tủ sẽ thoát nhiệt lượng ra qua bên dưới khe cửa.

 

Một số lưu ý khi lắp đặt lò nướng âm tủ

 

Đối với lò nướng được lắp dưới kệ bếp

cach lap dat lo nuong am tu 1

Khi học cách lắp đặt lò nướng âm tủ dưới kệ bếp, bạn cần chú ý về vị trí ổ cắm điện của thiết bị. Bộ phận này nên được thiết kế ở một chỗ an toàn không nên để quá gần các thiết bị tỏa ra nhiệt lượng mạnh và đường dẫn nước.

 

Bên cạnh đó, ổ cắm cũng nên được bố trí cách một khoảng vừa đủ căn cứ theo chiều dài dây nguồn của lò nướng mà bạn mua, đừng để dây phải kéo quá xa (dây không tới) hoặc quá gần (bị chùng dây). Một số người dùng cũng có thắc mắc về độ nhô ra của mặt trước lò (bao gồm cả cửa lò và phần bảng điều khiển thông minh) so với khoang tủ bếp bao nhiêu là hợp lý và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian nấu nướng.

 

Theo như tính toán, con số này nên dao động ở mức khoảng 5mm là vừa đẹp và thuận tiện trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, một số lời khuyên còn cho rằng, nên để khoảng cách tối thiểu là 30mm giữa mặt bàn bếp với mặt trên cùng của lò nướng âm tủ để đảm bảo sự thông thoáng, tỏa nhiệt và các quy trình an toàn khác.

 

Đối với lò nướng được lắp khu vực phía trên cao

 

Tương tự, khi học cách lắp đặt lò nướng âm tủ ở trên cao, Bếp 365 cũng khuyên bạn nên giữ khoảng cách trên dưới 45mm giữa thiết bị và mảng tường phía sau để đảm bảo đường đi thông thoáng của không khí nóng trong quá trình vận hành máy tỏa nhiệt lượng ra bên ngoài.

 

Thêm vào đó, cạnh tủ ở mặt sau lò nướng âm tủ cần được thiết kế có khe thông gió chứ không được bịt kín hoàn toàn lại vì sẽ dễ dẫn đến những sự cố đáng tiếc cực kỳ nguy hiểm trong quá trình sử dụng máy lâu dài. Khe thông gió này được các chuyên gia đề xuất ở mức khoảng dao động tầm 10cm2 ở dưới đáy tủ bếp.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến vị trí cũng như cách lắp đặt lò nướng âm tủ phổ biến nhất hiện nay trong các gian bếp của các hộ gia đình Việt Nam. Thực tế bạn có thể thấy các bước đều không quá khó để thực hiện, tuy nhiên, đó là trong điều kiện mọi thứ đều hoạt động trơn tru và vận hành tốt. Để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất cho thiết bị, bạn hãy tin tưởng vào đội ngũ nhân viên kỹ thuật được cử đến tận nhà để hỗ trợ bạn thực hiện công việc này.

 

Khi mua lò nướng âm tủ chính hãng tại Bếp 365, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ vận chuyển – lắp đặt và hướng dẫn sử dụng miễn phí cực kỳ chuyên nghiệp và tận tâm. Thế nên, bạn đừng chần chừ gọi ngay tới số hotline hoặc đến trực tiếp showroom gần nhất để được đội ngũ tư vấn viên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết nhất trước khi bạn đưa ra quyết định nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Zalo chat
Messenger
Cửa hàng